Vào ngày 02/06/1976 Thống đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam (Ông Trần Dương) đã ký công văn số 891/VP gởi Ban phụ trách Ðại học Luật khoa (Trường Kinh tế ở miền Nam) trong đó Ngân hàng quốc gia Việt Nam nhất trí giải quyết các vấn đề sau:

Ðồng thời theo Quyết định số 647 ngày 25/08/1976 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cử PGS. TS. Lê Văn Tư phụ trách văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm chủ nhiệm khoa Ngân hàng trường Ðại học Kinh tế.

Như vậy trong hơn 30 năm qua, khoa Ngân hàng đã đào tạo khoảng 10.000 cử nhân kinh tế, thạc sĩ, tiến sĩ, trong số đó nhiều người đang giữ những chức vụ quan trọng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng – chứng khoán – sản xuất kinh doanh, một số anh chị đã trở thành cán bộ giảng dạy tại các trường đại học và đảm nhiệm những chức vụ cao cấp.

Ngày 27/01/1995 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về việc thành lập đại học Quốc gia Tp.HCM. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quyết định số 2819/GD-ÐT ngày 09/07/1996 thành lập Trường Ðại học Kinh tế thuộc đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất Trường đại học Kinh tế Tp.HCM và Khoa Kinh tế của Trường đại học Tổng hợp Tp.HCM. Ðây là một bước ngoặt khá lớn, có tác động mạnh mẽ đến lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường. Theo đó Bộ môn Tài chính – Ngân hàng của khoa Kế Tài Ngân (thuộc Ðại học Kinh tế cũ) được ghép vào Khoa Tài chính doanh nghiệp và kinh doanh tiền tệ để hình thành nên bộ môn Kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng – Chứng khoán) từ năm 1996.

Ðến năm 2003, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Tp.HCM – PGS. TS. Phạm Văn Năng, đã ký quyết định số 216/QÐ- ÐHKT ngày 15/10/2003 về việc thành lập Khoa Ngân hàng trên cơ sở tách bộ môn Kinh doanh tiền tệ từ Khoa Tài chính doanh nghiệp và Kinh doanh tiền tệ.hức vụ cao cấp.

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật có uy tín ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học trong khu vực châu Á. Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, tính chuyên nghiệp cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn cầu.

  • Thấu hiểu nhu cầu của người học và xã hội;
  • Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học cho các tổ chức và doanh nghiệp;
  • Quan tâm đến xây dựng đội ngũ có chuyên môn cao, năng động, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp;
  • Khuyến khích sử dụng công nghệ một cách sáng tạo trong môi trường làm việc, giảng dạy và học tập;
  • Tự hào và phát huy truyền thống của trường.

Đào tạo theo chương trình tiên tiến để nhanh chóng ngang bằng trình độ khu vực và tiệm cận với giáo dục đại học tinh hoa thế giới; thúc đẩy nghiên cứu khoa học đi vào hướng hàn lâm; và không ngừng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động quản trị nhà trường.