Vi

Chuẩn đầu ra

CHUẨN ĐẦU RA HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH: NGÂN HÀNG

1.     Tên ngành đào tạo: Tài chính – Ngân hàng (Finance – Banking)

        Chuyên ngành:  Ngân hàng (Banking)

2.    Trình độ đào tạo: Đại học.

3.    Thời gian đào tạo: 4 năm.

4.    Đối tượng tuyển sinh, đào tạo: Thí sinh có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương, đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5.    Yêu cầu về kiến thức

  5.1 Kiến thức chung:

Người học nắm vững kiến thức lý luận chính trị và pháp luật của Nhà nước, am hiểu kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, có thể ứng dụng các phương pháp luận trong học tập, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về chuyên về quân sự và thể dục thể thao.

   5.2   Kiến thức bổ trợ:

Nắm vững kiến thức cơ bản liên quan đến Tài chính – Ngân hàng, am hiểu về thị trường tài chính, tài chính công, tài chính doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, kế toán… tạo điều kiện thuận lợi người học tiếp thu kiến thức chuyên ngành, đồng thời có thể chuyển đổi linh hoạt ngành nghề khi cần thiết.

Khi tốt nghiệp Sinh viên đạt trình độ TOEIC tối thiểu 450 điểm (tiếng Anh) hoặc đạt trình độ DELF A2 (tiếng Pháp). Riêng đối với sinh viên phân khoa tiếng Pháp đạt trình độ DELF B1.

  5.3 Kiến thức chuyên ngành:

Người học được trang bị kiến thức toàn diện và vững chắc về chuyên ngành Ngân hàng; hiểu rõ các hoạt động Ngân hàng thương mại như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, kế toán ngân hàng, quản trị ngân hàng, đầu tư tài chính …  sinh viên tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng, dễ dàng tiếp cận các tác nghiệp tại ngân hàng và tổ chức phi ngân hàng. Sinh viên có khả năng thu thập thông tin, phân tích được tình hình hoạt động ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới.

6.    Yêu cầu về kỹ năng.

6.1 Kỹ năng cứng: Người học tích lũy kỹ năng chuyên môn, kỹ năng năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề, kỹ năng tính toán và phân tích dữ liệu.

6.2 Kỹ năng mềm: Người học được trang bị kỹ năng làm việc cần thiết và có khả năng giao tiếp hiệu quả như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết báo cáo, khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học.

7.    Yêu cầu về thái độ.

–    Người học hiểu biết và tôn trọng đạo đức nghề nghiệp Ngân hàng.

–     Có tư cách đạo đức, trách nhiệm với xã hội và công việc.

–    Tinh thần làm việc kỷ luật cao, độc lập, sáng tạo và chuyên nghiệp trong công việc; hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và mọi người.

8.    Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận các vị trí công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng:

–    Chuyên viên Tín dụng, Thanh toán quốc tế, Kinh doanh ngoại hối, Quản lý nguồn vốn, Tư vấn tài chính, Giao dịch viên, Kế toán viên … tại các Ngân hàng.

–    Chuyên viên Tài chính, Phân tích Đầu tư, Tư vấn Tài chính, Quản lý danh mục đầu tư  … tại các tại doanh nghiệp và tổ chức tài chính phi ngân hàng.

 –    Ngoài ra có thể nghiên cứu, giảng dạy về Tài chính – Ngân hàng tại các cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học.

9.    Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường.

Người học có khả năng tự học và tự nghiên cứu nâng cao trình độ; có khả năng phân tích và lập luận vấn đề đủ kiến thức để học tiếp chương trình sau đại học như: Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước hoặc các chương trình liên kết với nước ngoài.

10.     Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.

Chương trình đào tạo Chuyên ngành Ngân hàng có sử dụng nguồn tài liệu của Đại học Queensland, Đại học Monash.

Bài viết liên quan