Vi
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC – CHUYÊN NGÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC – CHUYÊN NGÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chương trình đào tạo chuyên ngành Thị trường chứng khoán

Chương trình đào tạo chuyên ngành Thị trường chứng khoán bao gồm 125 tín chỉ trong đó 48 tín chỉ là các môn học đại cương (các môn này giống nhau cho mọi chương trình đào tạo của trường ĐH Kinh tế); 24 tín chỉ (tương đương 8 môn) cho kiến thức ngành Tài chính- Ngân hàng;  25 tín chỉ học về kiến thức chuyên ngành Thị trường chứng khoán; 18 tín chỉ đối với các môn tự chọn; 10 tín chỉ học kỳ doanh nghiệp. Ngoài ra CTĐT chuyên ngành Thị trường chứng khoán còn trang bị cho sinh viên kiến thức về khởi nghiệp, kỹ năng mềm và đặc biệt là được học phần mềm mô phỏng hệ thống ngân hàng lõi (Core banking) trên phòng học mô phỏng. Chi tiết các môn học trong chương trình đào tạo chuyên ngành Thị trường chứng khoán như sau:

Nội dung chương trình (Program Structure and Content)

Khối kiến thức đại cương – 48 tín chỉ

Khối kiến thức ngành Tài chính–Ngân hàng – 24 tín chỉ

  • Kế toán tài chính
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Hoạch định thuế
  • Quản trị và chiến lược ngân hàng
  • Thị trường và định chế tài chính
  • Ngân hàng đầu tư
  • Sản phẩm phái sinh
  • Phương pháp định lượng trên thị trường tài chính

Khối kiến thức chuyên ngành – 25 tín chỉ

  • Chuẩn mực đạo đức và nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
  • Luật chứng khoán
  • Phân tích và định giá chứng khoán
  • Nghiệp vụ công ty chứng khoán
  • Kinh doanh ngoại hối
  • Quản lý quỹ đầu tư
  • Lập và hoạch định tài chính cá nhân
  • Quản trị rủi ro tại các định chế tài chính
  • Core Banking

Các môn tự chọn – 18 tín chỉ

  • Ngân hàng thương mại
  • Kiểm toán
  • Chính sách tiền tệ
  • Fintech trong ngân hàng
  • Luật doanh nghiệp
  • Marketing dịch vụ tài chính – ngân hàng
  • Quản lý bán hàng trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng
  • Thanh toán quốc tế
  • Các mô hình hồi quy trên thị trường tài chính
  • Ngân hàng quốc tế

Học kỳ doanh nghiệp – 10 tín chỉ

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp (Career development)

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhiệm công việc như sau:

 

Cơ quan, tổ chức Vị trí việc làm
Công ty chứng khoán Bộ phận môi giới chứng khoán
Bộ phận phân tích chứng khoán
Bộ phận tự doanh
Quỹ tín dụng, quỹ đầu tư Bộ phận kinh doanh
Bộ phận đầu tư tài chính
Bộ phận tư vấn tài chính, tái cấu trúc cho doanh nghiệp
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Bộ phận kinh doanh, đầu tư
Ngân hàng Bộ phần đầu tư của ngân hàng
Bộ phận Tư vấn tài chính cho khách hàng
Bộ phận ngân quỹ
Ủy ban chứng khoán Tất cả các bộ phận của Ủy ban chứng khoán
Bộ tài chính; Ngân hàng Trung ương Vụ chính sách tiền tệ
Vụ chính sách tài khóa
Bộ phận quản trị rủi ro các định chế tài chính
Nghiên cứu Nghiên cứu viên lĩnh vực tài chính, tiền tệ
Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng

 

Bài viết liên quan