Vi
TUYỂN SINH THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG CỤ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỢT 2 NĂM 2020

TUYỂN SINH THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG CỤ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỢT 2 NĂM 2020

Khoa Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh thông báo tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành công cụ và thị trường tài chính đợt 2 năm 2020 bao gồm hướng ứng dụng và hướng nghiên cứu:

I. CHUYÊN NGÀNH CÔNG CỤ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (Hướng ứng dụng)

1. Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng, chương trình Công cụ và Thị trường tài chính theo hướng ứng dụng được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng,  khả năng vận dụng lý thuyết và các kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng quản lý. Học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:

  • Nắm vững kiến thức chuyên sâu về công cụ tài chính và các hoạt động trên thị trường tài chính,
  • Phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề có liên quan đến công cụ thị trường tài chính.
  • Ứng dụng lý thuyết, phân tích phản biện và sáng tạo trong công việc liên quan đến các hoạt động đầu tư, phân tích rủi ro, quản lý danh mục đầu tư trên thị trường tài chính.
  • Vận dụng kỹ năng nghiên cứu vào giải quyết những vấn đề trong các hoạt động đầu tư, môi giới, quản lý quỹ và các hoạt động khác trên thị trường tài chính.
  • Quản lý hoạt động của công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư và các định chế tài chính khác
  • Phân tích dữ liệu và quản lý dữ liệu big data trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong đầu tư và quản lý tài sản tài chính trên Thị trường tài chính.
  • Thể hiện được giá trị chuẩn mực đạo đức đối với công việc.

2. Đối tượng tuyển sinh:

Tốt nghiệp đại học khối kinh tế, kinh doanh và quản lý hoặc hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức nếu tốt nghiệp ngành khác

3. Cấu trúc chương trình:

  • Phần kiến thức chung: 11 tín chỉ
  • Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, tự chọn: 35 tín chỉ
  • Luận văn: 14 tín chỉ
  • Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

Môn học đặc trưng của kiến thức chung: Triết học, ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học; Kiến thức cơ sở và ngành gồm các môn Thị trường và các định chế tài chính, Công cụ nợ và công cụ vốn, Quản trị đầu tư, Quản trị các định chế tài chính. Công cụ phái sinh và quản lý rủi ro, Ngân hàng đầu tư.

4. Lợi ích của người học:

Sau khi tốt nghiệp người học có kiến thức và kỹ năng cần thiết trở thành những chuyên viên và nhà quản lý cấp trung và cao trong các công ty tài chính, công ty chứng khoán và định chế tài chính khác tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.

II. CHUYÊN NGÀNH CÔNG CỤ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (Hướng nghiên cứu)

1. Mục tiêu đào tạo:

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng, chương trình Công cụ và Thị trường tài chính theo hướng nghiên cứu được thiết kế nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức nền tảng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và kiến thức chuyên sâu về công cụ và thị trường tài chính, Học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo có khả năng:

  • Nắm vững lý thuyết, lược khảo các nghiên cứu trước đối với lĩnh vực nghiên cứu
  • Phân tích phản biện và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung và công cụ thị trường tài chính nói riêng.
  • Vận dụng kỹ phương pháp nghiên cứu phát hiện tìm kiếm khe hở nghiên cứu, nắm bắt xu hướng nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam các vấn đề liên quan đến đầu tư, phân tích rủi ro và quản lý danh mục đầu tư trên thị trường tài chính
  • Thể hiện giá trị chuẩn mực đạo đức đối với công việc và nghiên cứu.

2. Đối tượng tuyển sinh:

Tốt nghiệp đại học khối kinh tế, kinh doanh và quản lý hoặc hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức nếu tốt nghiệp ngành khác

3. Cấu trúc chương trình:

  • Phần kiến thức chung: 11 tín chỉ
  • Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, tự chọn: 35 tín chỉ
  • Luận văn: 14 tín chỉ
  • Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

Môn học đặc trưng của kiến thức chung: Triết học, ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học; Kiến thức cơ sở và ngành gồm các môn, Quản trị đầu tư, Ngân hàng đầu tư, Quản trị các định chế tài chính, Công cụ phái sinh và quản lý rủi ro, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Phương pháp định lượng trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các vấn đề đương đại Tài chính – Ngân hàng

4. Lợi ích của người học:

Sau khi tốt nghiệp Nhằm cung cấp cho học viên có khả năng nghiên cứu độc lập có thể đảm nhận vị trí chuyên viên hoặc quản lý cao và trung cấp tại các định chế tài chính và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo hoặc tiếp tục học chương trình nghiên cứu bậc tiến sĩ.

Bài viết liên quan